TUỔI THỌ TRUNG BÌNH MỘT SỐ BỘ PHẬN TRÊN Ô TÔ

   Tuổi thọ trung bình một số bộ phận trên ô tô, các bộ phận ô tô đều có một tuổi thọ nhất định. Khi đến mức nào đó, chúng cần phải được bảo trì, thay thế đúng thời điểm. Tài xế cần nắm rõ tuổi thọ một vài chi tiết. Bộ phận trên ô tô để thay thế định kỳ để giúp chiếc xe vận hành tốt và an toàn. Tránh tình trạng bất ngờ phải nằm đường.

Tuổi thọ của một số bộ phận ô tô có thể kéo dài đến 10 năm. Tuy nhiên cũng có bộ phận chỉ có vỏn vẹn 6 tháng. Theo đó, các chủ xe nên biết một số mốc thời gian của các bộ phận trên xe. Để có thể bảo dưỡng và thay thế kịp thời, đảm bảo an toàn khi lái xe.

1. ĐÈN PHA:

Đối với đèn HID (bi-xenon) sử dụng khí Xenon để phát sáng. Theo các nhà sản xuất, nó có tuổi thọ khoảng 2.000 giờ hoạt động. Trong trường hợp xe bạn đang sử dụng đèn halogen truyền thống. Tuổi thọ nó chỉ ở mức 1.000 giờ hoạt động vì 95% năng lượng bị chuyển thành nhiệt năng và chỉ có 5% chuyển thành quang năng khiến loại đèn này rất nóng khi hoạt động, dẫn đến việc tuổi thọ của đèn không cao. Trong khi đó, với đèn pha LED, đây là loại đèn hiệu suất cao. Có rất nhiều ưu điểm và chỉ được áp dụng cho các mẫu xe cao cấp. Tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn không nắm rõ được tuổi thọ của chúng là bao lâu.

2. DÂY CUROA:

Đây là một sợi dây cao su có khả năng chịu lực cao được nối trực tiếp vào trục cam và trục khủy. Khi dây curoa bị đứt, ít nhất 1 xu pắp và 1 piston sẽ đập vào nhau dẫn đến nứt vỡ. Vì vậy theo các nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên thay chúng sau mỗi 60.000 – 80.000km tùy điều kiện vận hành của xe. Không nên chờ dây curoa đứt rồi mới thay vì việc này sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn để sửa cả động cơ. Giá thành của dây curoa khá rẻ. Chỉ ở mức 600 – 700.000 đồng đối với những dòng xe tầm trung.

Tuổi thọ trung bình của 1 số bộ phận của xe
Tuổi thọ của lọc dầu, má phanh và cần gạt nước

3. BỘ LỌC KHÍ XẢ:

Các nhà sản xuất đã lắp đặt một bầu lọc khí xả cho ô tô để bảo vệ môi trường cũng như giảm tiếng ồn động cơ. Bầu lọc khí xả áp dụng các phản ứng hóa học để chuyển đổi khí ô nhiễm thành khí Co2. Nitơ và nước. Bên cạnh đó, bầu lọc được cấu tạo từ nhiều hợp chất quý hiếm như vàng. Palladium hoặc Rhodium rất khó bị hao mòn. Vì vậy chúng có tuổi thọ khá cao lên đến gần 200.000km. Tuy nhiên, do có vị trí nằm dưới gầm xe nên chúng dễ bị hư hõng do nước, gỉ sét và bị vật nhọn bắn vào khi xe di chuyển trên đường. Vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống này. Nếu nhận thấy nó phát ra mùi hôi nghĩa là đã đến lúc bạn cần thay thế chúng.

4. HỘP SỐ:

Hộp số trên xe có tuổi thọ bao lâu? Đây là câu hỏi mà hiếm có nhà sản xuất nào dám khẳng định. Hộp số phải chịu tác động rất lớn từ những bộ phận xung quanh như động cơ. Hệ thống điện, khung gầm và tản nhiệt. Vì vậy, nếu một trong số những chi tiết này bị trục trặc. Chắc chắn chúng sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của hộp số. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ hộp số gồm bảo dưỡng. Dầu nhờn và chất lượng chế tạo. Tất nhiên, khách hàng không thể kiểm soát được chất lượng chế tạo. Nhưng nếu bạn làm tốt những yếu tố còn lại thì tuổi thọ hộp số sẽ đạt mức cao nhất. Điển hình là những xe taxi với tần suất hoạt động rất cao. Chúng có thể chạy đến hơn 500.000km mà vẫn không cần phải thay hộp số.

Dầu hộp số là một yếu tố cực kỳ quan trọng:

Từng hãng xe và từng dòng xe cụ thể sẽ dùng 1 loại nhớt được làm riêng cho hộp số đó. Nếu bạn dùng sai chủng loại nhớt chắc chắn hộp số sẽ mau chóng bị hỏng. Điển hình tại Việt Nam là dòng Xe Ford Escape sản xuất từ 2001 – 2005. Rất nhiều khách hàng sử dụng đã phải “ngậm ngùi” thay toàn bộ hộp số mới do dùng sai loại nhớt. Vai trò của nhớt hộp số là nó dùng để bôi trơn, tản nhiệt mà không phải chịu nén quá lớn. Vì vậy bạn không cần quá quan tâm đến loại dầu này và chỉ cần thăm độ hao hụt để đàm bảo hộp số không bị vấn đề gì. Dầu hộp số cần được thay thế sau 130.000 đến 150.000km. Nó thường có màu đỏ tươi khi còn mới và chuyển sang màu đỏ bầm khi đến hạn cần thay.

Tuổi thọ trung bình của 1 số bộ phận của xe
Tuổi thọ trung bình của ác quy lốp và đèn pha

5. ĐỘNG CƠ:

Tương tự như hộp số, tuổi thọ động cơ vẫn là 1 câu hỏi lớn cho khách hàng lẫn các nhà sản xuất. Lấy ví dụ, chiếc Volvo P1800 sản xuất năm 1966 do ông Irv Gordon sở hữu đã chạy được hơn 5.000.000km. Nó cũng được kỷ lục Guinness thế giới công nhận là chiếc xe đi nhiều nhất trên thế giới. Qua câu chuyện của chiếc Volvo P1800. Dễ dàng nhận thấy điểm quan trọng nhất trong việc giữ cho động cơ có tuổi thọ cao chính là bảo dưỡng. Nếu bạn luôn chăm sóc nó tốt và không bao giờ để đèn báo lỗi động cơ (check engine) phải sáng lên. Chắc chắn chiếc xe của bạn có thể phục vụ chủ nhân một cách hoàn hảo nhất trong vài thập kỷ tiếp theo.

6. MÁ PHANH:

Có rất nhiều loại má phanh. Đa số được làm bằng hợp chất composite, bằng kim loại và bằng gốm. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất cũng như các thợ trong gara sữa chữa ô tô. Má phanh thường có tuổi thọ từ 48.000 đến 112.000 km tùy vào phong cách của người lái có hay rà phanh hay không. Tuy nhiên nếu là người lái xe cẩn thận, tuổi thọ của má phanh có thể đạt đến 160.000km. Yếu tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ phanh chính là nhiệt độ. Ví dụ ở dòng xe nhỏ hạng A, khi bạn nhấn phanh gấp ở vận tốc 100km/h nhiệt độ sinh ra đo được trên hệ thống phanh thường là 233 độ C. Nhiệt độ này sẽ càng cao đối với xe có trọng lượng càng lớn.

Tuổi thọ trung bình của 1 số bộ phận của xe
Tuổi thọ trung bình của Bơm nhiên liệu, Bugi và cảm biến

7. BU-GI:

Đây là chi tiết chỉ xuất hiện ở xe máy xăng, bu-gi sẽ phóng tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp xăng và gió trong buồng đốt. Sau mổi lần đánh lửa, bugi sẽ bị mất đi 1 phần kim loại vì vậy, cứ mỗi 16.000 đến 32.000km, bạn sẽ phải thay thế chúng. Trong trường hợp xe đang sử dụng bu-gi làm từ iridium hoặc platinum. tuổi thọ của chúng có thể đạt mức trên 96.000km

8. KIM PHUN NHIÊN LIỆU:

Khi kim phun nhiên liệu bị yếu hoặc ngừng hoạt động. Piston sẽ không đủ lực để xoay dẫn đến lượng nhiên liệu không được đốt cháy hết và xe có hiện tượng bị “giật cục”. Khi kim phun nhiên liệu bị hỏng, nó thường gây ra 2 hiện tượng đánh lửa sớm hoặc đánh lửa trễ. Theo đó, đối với trường hợp đánh lửa trễ. Áp suất sinh ra khi hỗn hợp xăng và gió bị piston nén lại có thể phá hỏng động cơ. Ngược lại, đối với hiện tượng đánh lửa sớm. Hỗn hợp nhiên liệu sẽ phát nổ trước khi bu-gi phóng tia lửa điện. Điều này sẽ khiến nhiệt lượng sinh ra vượt quá tầm kiểm soát và phá hủy piston. Mọi chi tiết quý khách liên hệ Zalo 0987 596 289 Hỗ trợ: https://phukienxedep.com/ http://www.facebook.com/phukienxedepdotcom/  Địa chỉ: Địa chỉ: Số 15, Ngõ 2, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Hà Nội Ngoại tỉnh: Ship hàng bưu điện COD thanh toán khi nhận hàng phí vận chuyển người mua chịu.